(Các tiết mục văn nghệ chúc mừng)
Về dự hội nghị gặp mặt có ông Đỗ Bá Uấn - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã; cùng các ông bà trong Ban Thường vụ Đảng ủy, Ban chấp hành Đảng bộ, Thường trực HĐND, lãnh đạo UBND, cán bộ, công chức UBND xã; Đại diện Ủy ban MTTQ, Trưởng các ban ngành, đoàn thể; lãnh đạo xã Quỳnh Hoàng, lãnh đạo thôn Trại Vàng, xã Quỳnh Hoàng, Quỳnh Phụ, Thái Bình; Cán bộ, giáo viên, người lao động các nhà trường trong xã; Hội cựu giáo chức; Đại diện Hội cha mẹ học sinh; Bí thư chi bộ, trưởng thôn; trạm y tế xã, Hợp tác xã dịch vụ nông nghiệp.
(Tặng hoa chúc mừng)
Dân tộc Việt Nam ta vốn có truyền thống “Tôn sư, trọng đạo” bởi người thầy đã góp phần hun đúc nên tâm hồn Việt Nam qua các thời kỳ, là cầu nối giữa quá khứ với hiện tại và tương lai dân tộc. Trong xã hội xưa, vị trí người thầy đã được đặt rất cao. Thời phong kiến, trong bậc thang giá trị xét theo cấu trúc “Quân - Sư - phụ” nhà giáo được xếp dưới vua nhưng trên cha mẹ. Ca dao cũng có câu: “Muốn sang thì bắc cầu Kiều, muốn con hay chữ thì yêu lấy thầy”.
(Ông Phạm Đình Hừng - Phó chủ tịch UBND xã thông qua diễn văn kỷ niệm)
Trong chế độ mới, người thầy được tôn vinh là: “kỹ sư tâm hồn”, nghề dạy học là: “Nghề cao quy nhất trong những nghề cao quý, vì nó sáng tạo ra những con người sáng tạo”. Ngày nay có biết bao nhà giáo nhân dân, nhà giáo ưu tú và hàng triệu giáo viên khác - những người đang mang tâm huyết, trí tuệ, không quản ngại khó khăn, gian khổ cống hiến cho sự nghiệp “trồng người”. Những người thầy ấy luôn được coi trọng.
(Các ý kiến phát biểu tại hội nghị)
Tôn vinh người thầy đã trở thành đạo lý, thành tình cảm tự nhiên của mỗi người chúng ta. Được coi trọng như vậy bởi người thầy luôn tượng trưng cho những gì chuẩn mực. Không những nắm đạo lý mà người thầy còn có sứ mệnh cao quý là truyền đạo lý cho mọi người, nhất là các thế hệ học trò của mình, giúp cho họ trở nên người có học vấn, có nhân cách tốt đẹp, có năng lực giúp ích cho đời, cho dân, cho đất nước.
Chính vì những lẽ đó ngày 28/9/1982 Hội đồng Bộ trưởng đã ban hành Quyết định 167/QĐ- HĐBT lấy ngày 20/11 hàng năm là “ngày nhà giáo Việt Nam”. Điều này thể hiện sự quan tâm sâu sắc của Đảng và nhà nước đối với sự nghiệp giáo dục và đào tạo đồng thời tôn vinh vị trí, vai trò của nhà giáo trong công cuộc xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam. Bởi vậy hàng năm cứ đến gần ngày này trên khắp các trường học của cả nước lại dấy lên phong trào thi đua “dạy tốt học tốt” chào mừng “Ngày nhà giáo việt Nam”.
(Ông Đỗ Bá Uấn - Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch HĐND xã phát biểu động viên)
Buổi lễ là dịp để ôn lại những truyền thống vẻ vang, gởi tấm lòng tri ân, tôn vinh và tinh thần tôn sư trọng đạo đến các thế hệ Nhà giáo. Đây cũng là dịp để cán bộ, đảng viên và nhân dân xã nhà thể hiện truyền thống tôn sư trọng đạo, uống nước nhớ nguồn, đồng thời bày tỏ lòng tri ân sâu sắc đối với quý thầy cô đã và đang giảng dạy.
(Ông Bùi Trác Nghiên - Phó Bí thư Đảng ủy, Chủ tịch UBND xã phát biểu cảm ơn)
Hội nghị gặp mặt kỷ niệm 40 năm ngày Nhà giáo Việt Nam đã khép lại trong không khí vui tươi, đầm ấm. Vinh dự và tự hào, mỗi nhà giáo, cán bộ, viên chức, lao động của các Nhà trường sẽ luôn cố gắng nỗ lực để góp phần xây dựng xã hội học tập và sẵn sàng đáp ứng những yêu cầu ngày càng cao của xã hội.